Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

thịt hun khói ngon

Hà Giang nổi tiếng với những món ăn độc và lạ, món thịt lợn hun khói  cũng không ngoại lệ với hương vị độc đáo, món ăn này đã có từ rất lâu đời và nó đã dần trở thành một đặc sản của bà con nơi phố núi…

thịt hun khói
Thịt lợn hun khói của đồng bào dân tộc ở Hà Giang đã có rất lâu, và trở thành một đặc sản không thể thiếu của địa phương. Thịt lợn hun khói ở đây mang đậm phong vị núi rừng cao nguyên đá, ăn rồi mới thấy khác. Hàng năm cứ đến mùa đông tết đến người dân mới chọn những miếng thịt ngon về , thái mỏng rồi treo lên gác bếp. Hơi nóng của lửa sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mở chảy ra, thịt hun khói được chế biến thành nhiều món khác nhau như: nướng, xào, luộc hoặc kho cùng củ cải…rất đa dạng.
Đúng như tên gọi, chế biến thịt để treo gác bếp rất đơn giản. Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt lên nia xát muối, bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp.
Thông thường, người ta chỉ dùng thịt lợn ba chỉ, đôi khi là thịt mông, vai. Các món ăn được chế biến từ thịt lợn hun khói ngọn hơn so với các loại thịt lợn không treo gác bếp, bởi miếng thịt chắc, không bị nát, có mùi thơm rất đặc trưng ở Hà Giang.
Đối với một số đồng bào các dân tộc vùng cao, thịt lợn treo gác bếp là món ăn,món quà truyền thống không thể thiếu trong những ngày lễ hay Tết Nguyên Đán.
Sưu tầm bởi: dịch vụ nấu cỗ tại nhà Thành Long

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Thịt lợn chua hòa bình

Nói đến thịt lợn thì có lẽ không đâu ngon bằng vùng cao bởi lợn thường được thả trên đồi, trên núi nuôi tự nhiên nên thịt rất ngon và ngọt. Từ thịt lợn rừng, lợn đồi người ta có thể chế biến bao nhiêu món ngon như thịt lợn thui, thịt lợn nướng, heo quay, heo gác bếp…nhưng cũng thịt lợn ấy đem muối chua thì chỉ có trong phong tục của người Mường mới có.

Món thịt lợn muối chua được làm rất kỳ công và kết hợp với rất nhiều loại lá rừng, tất cả đều là những sản vật sẵn có dễ tìm và mỗi thứ lá được xem là bài thuốc quý rất lợi cho cơ thể như lá quế, lá mít, lá trầu không…Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà được người Mường bê ra một mâm thịt lợn muối chua với một rổ lá, khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt, nhai chậm rãi rất bùi, thơm ngọt, ăn rất lạ miệng.
Để có được thịt lợn muối chua ngon phải chọn được những con lợn choai, thả dông dài ngày như thế thịt sẽ chắc, muối chua sẽ không bị ướt, ăn sẽ ngọt thịt hơn. Nhưng cầu kỳ hơn cả là chế ra được các nguyên liệu để làm men muối thịt. Thịt lợn được thái miếng ướp với nhiều muối và giềng khô giã nhỏ, rồi trộn với rượu nếp cái và men lá rừng. Phải trộn đều tay, để thịt lợn ngấm được tất cả các gia vị tẩm ướp.
Gạo đem rang khô, nẩy tanh tách rồi giã nhỏ thành bột tấm thơm phức. Người ta đem ủ thịt vào một cái bồ, dưới bồ lót lá chuối, rải lớp gạo rang giã dập trộn muối, sau đó xếp cứ một lớp thịt ướp nguyên liệu ở trên, một lớp gạo rang cho đến khi đầy bồ rồi nén lại đem gác lên bếp củi đun. Chỉ một đến hai tuần, các men lá, men rượi và giềng sẽ ngấm đậm đà vào từng thớ thịt lợn, chua chua mặn mặn.
>> Dịch vụ nấu cỗ tại nhà ngon

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Cách làm ruốc cá rô phí ngon khó cưỡng

Cá rô phi là loại thực phẩm dân giã đã có mặt trong bữa ăn của người dân Việt Nam từ lâu đời nhưng không phải ai cũng nhận ra giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Trong cá rô phi có chứa lượng lớn DHA, vitamin A và nhiều dưỡng chất khác, rất có lợi cho trẻ nhỏ và phụ nữ trong thời kỳ mang bầu. Để làm được ruốc cá rô phi ngon khá đơn giản chỉ cần chút tâm huyết và sự cẩn thận là được. Cùng Nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5  thực hiện nào!

Món ruốc cá rô phi gồm có các nguyên liệu sau:
Cá rô phi loại to
Nước mắm cốt
Dầu ăn
Hạt nêm
Rau thì là

Cách chế biến món ruốc cá rô phi như sau:
Bạn làm sạch cá rô phi, lọc lấy phần thịt cá, bỏ xương.


Bạn cho phần thịt cá vào hấp chín. Chờ cá nguội thì bạn nhặt xương ra khỏi cá
Bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 ít dầu ăn, cho cá và nêm gia vị vừa ăn rồi đảo đều tay.Bạn nhớ dùng muỗng dằm để cá tơi ra nhé.
Bạn đảo ruốc đều tay đến khi chuyển sang màu vàng.

Nếu bạn làm ruốc để ăn trong thời gian ngắn ( Trong khoảng 1 tuần) thì bạn cho 1 chút thì là thái nhỏ vào đảo cùng, đến khi ruốc giòn khô là được.
Nếu bạn thích có thể cho thêm 1 chút hạt tiêu cho thơm

Bạn chờ ruốc cá nguội, sau đó dồn ruốc vào lọ để ăn dần nhé.
Không chỉ phù hợp cho bà bầu và trẻ nhỏ, ruốc cá rô phi cũng rất phù hợp cho cả gia đình hoặc với những người không có thời gian chuẩn bị bữa ăn sáng thì đây cũng là lựa chọn tuyệt vời. Ruốc cá rô phicó điểm đặc trưng là vẫn giữ được vị thơm, ngọt và béo ngậy của cá lại thêm mùi thơm của rau thì là nên ăn rất ngon cơm. Chúc các bạn ngon miệng nhé!
Sưu tầm

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Ngan xào sả ớt

Nguyên liệu:

- Thịt vịt, ngan: ½ con

- Sả: 2 – 3 cây

- Ớt: 2 quả

- Vừng rang chín: 1 nhúm nhỏ

- Hành khô, tỏi, hành hoa, muối, rượu, hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng

Thời gian thực hiện: 30 phút

Các bước xào sả ớt vịt, ngan:

Bước 1:

Sả rửa sạch, thái vát thật mỏng, 1 phần đem băm thật nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái vát. Hành khô và tỏi băm nhỏ, hành lá cắt khúc.

Bước 2:

Thịt vịt đem xát rượu, muối cho bớt hôi, rửa sạch, để cho ráo bớt nước. Lọc lấy phần thịt, thái miếng vừa ăn (phần xương có thể nấu canh măng hoặc rau củ).

Bước 3:

Đem ướp thịt vịt với phần sả bằm nhỏ, một ít hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng.

Bước 4:

Cho sả và ớt vào phi đến khi sả vàng giòn, sau đó chút ra đĩa.

Bước 5:

Cho tiếp hành, tỏi vào phi thơm. Chút thịt vịt vào xào chín.

Bước 6:

Khi thịt vịt đã chín mềm thì cho đến hành hoa vào, đảo đều rồi tắt bếp.

Rắc tiếp vừng và phần sả ớt đã phi vàng giòn vào đảo đều rồi xúc thịt vịt xào sả ớt ra đĩa.

Thay vì luộc hay om sấu những chú vịt hay ngan già, bạn nên thử món vịt hay ngan xào sả ớt dai giòn hấp dẫn cho cả nhà vào những ngày sum họp đông đủ nhé.
Nguồn: Sưu tầm
>>> Đặt tiệc tại nhà ngon tại nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Nộm mầm cải

Món ăn này là một trong những món đặc sản của người dân Nam bộ, không những ngon miệng mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất sắt tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu
Rau mầm: 200g
Thịt đùi heo: 100g
Tôm tươi: 100g
Rau răm: 50g
Bánh phồng tôm: 1 gói
Dầu ăn
Tỏi: 3 tép
Ớt: 2 trái
Hành tím: 1 củ
Đường cát trắng: 4,5M
Nước mắm ngon: 4M
Giấm gạo lên men
Hạt nêm
1. Sơ chế :
- Rau mầm rửa sạch, để ráo nước. Rau răm rửa sạch cắt nhỏ.
- Tỏi, ớt băm nhuyễn.
- Thịt luộc trong nước có thêm 1 muỗng muối, hành tím, hạt nêm Aji-ngon®, thịt chín cắt miếng vừa ăn.
- Tôm tươi rửa sạch, luộc chín, bóc bỏ đầu và vỏ
- Bánh phồng tôm chiên vàng.
2.Thực hiện
- Pha nước trộn gỏi: Cho giấm gạo lên men LISA và đường vào tô ( liều lượng như nguyên liệu ) khuấy tan đường sau đó thêm nước mắm, tỏi và ớt vào.
- Cho rau mầm, tôm, thịt, rau răm vào tô, cho nước mắm đã pha vào trộn đều.
- Xếp gỏi rau mầm ra dĩa, ăn kèm bánh phồng tôm
*Mách nhỏ
Luộc thịt từ nước lạnh thịt sẽ trắng, ngâm vào nước lạnh sau khi luộc thịt sẽ giòn. Luộc tôm từ nước sôi giúp tôm chín nhanh, tôm săn và giữ nước ngọt bên trong.
Nguồn: Sưu tầm